1 Về đâu những đứa trẻ của lò gạch cũ? Sun Sep 30, 2012 10:26 am
•Ghost Z™
Trùm Forum
Tin tuc) - Mai là Tết Trung thu nhưng mai chưa hẳn là ngày vui đối với
những đứa trẻ được sinh ra hoặc làm việc trong những lò gạch cũ.
Huyện Tân Uyên – Bình Dương là thủ phủ
lò gạch của các tỉnh phía Nam. Chỉ riêng ở xã Khánh Bình có 6 lò gạch.
Ngày hôm nay 30/9, hàng loạt lò gạch cũ (thủ công) ở đây sẽ tự dỡ bỏ
hoặc bị cắt điện buộc ngưng hoạt động. Hàng trăm lao động nhiều năm liền
gắn bó với lò gạch, ở đây từ người trưởng thành đến những đứa trẻ còn
tấm bé đều có chung một nỗi niềm: Ngày mai sẽ sống ra sao?
“Loại lò gạch cũ gây ô nhiễm môi trường bị giải thể là đúng rồi! Chỉ
thương mấy cháu làm thuê tại lò. Họ như chim vỡ tổ, không ai định hướng
việc làm cho họ”, bà Nguyễn Thị Phú, chủ lò gạch ở xã Khánh Bình, huyện
Tân Uyên – Bình Dương nói.
PV ghi lại khoảnh khắc lao động cuối cùng và những nỗi niềm của công
nhân tại các lò gạch này. Trong đó có cả những trẻ em là con của các
công nhân hoặc đang làm thuê ở đây. Ngày mai là Tết trung thu nhưng ngày
mai đối với chúng chưa chắc là ngày vui.
Nữ
công nhân lò gạch quê Sóc Trăng khóc vì lò gạch sắp đập mà mình chưa
tìm ra công việc mới, không biết lấy gì nuôi con. Chị kể ngoài đứa con 1
tuổi, vợ chồng chị còn có đứa con 4 tuổi gửi ở quê.
Lấy củi đốt lò lần cuối tại lò gạch của bà Thoa tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên – Bình Dương
Xếp gạch vào lò nung
Rồi đây hình ảnh những cột khói bốc lên đen trời chỉ còn trong dĩ vãng
Những
viên gạch đỏ “sinh” ra từ những lò gạch thủ công rồi sẽ được thay thế
bằng những viên gạch được nung bằng công nghệ hiện đại hơn
Nguyễn,
14 tuổi, quê Sóc Trăng, nói: “Em lên Bình Dương bốc xếp gạch từ năm 8
tuổi. Một chữ bẻ đôi em cũng không biết thì biết làm việc gì khác đây?”
Người
phụ nữ này cho biết vợ chồng chị kiếm được khoảng 4 triệu mỗi tháng. Lò
gạch sắp đập, chị lại sắp sinh đứa con thứ 2, không biết lấy gì mà sống
qua ngày.
Tài
(4 tuổi, con một nữ công nhân xếp gạch) cũng buồn khi nghe mẹ mình nói
với chúng tôi là cả nhà sắp đói vì mất việc. Hằng ngày Tài sống cùng bố
mẹ trong những căn nhà trọ tuềnh toàng sát lò gạch.
Tiểu,
8 tuổi, không học hành, mấy năm qua em theo bố lên Bình Dương làm tại
lò gạch. Em kể ước mơ lớn nhất của mình là được ngồi lái xe tải chở gạch
cho người ta xây nhà
Những
khuôn mặt trẻ thơ sinh ra bên lò gạch cũ là khuôn hình ám ảnh chúng tôi
nhất. Chúng là “tác phẩm” của những mối tình chớp nhoáng của những công
nhân làm gạch. (Ảnh chụp qua lỗ viên gạch)
Ngày mai những miệng lò sẽ nguội lạnh, những lao động nghèo sẽ ra đi.
Mong cho họ tìm được việc làm tốt để cuộc sống tươi sáng hơn
Theo Như Phú (Người Lao Động)
những đứa trẻ được sinh ra hoặc làm việc trong những lò gạch cũ.
Huyện Tân Uyên – Bình Dương là thủ phủ
lò gạch của các tỉnh phía Nam. Chỉ riêng ở xã Khánh Bình có 6 lò gạch.
Ngày hôm nay 30/9, hàng loạt lò gạch cũ (thủ công) ở đây sẽ tự dỡ bỏ
hoặc bị cắt điện buộc ngưng hoạt động. Hàng trăm lao động nhiều năm liền
gắn bó với lò gạch, ở đây từ người trưởng thành đến những đứa trẻ còn
tấm bé đều có chung một nỗi niềm: Ngày mai sẽ sống ra sao?
“Loại lò gạch cũ gây ô nhiễm môi trường bị giải thể là đúng rồi! Chỉ
thương mấy cháu làm thuê tại lò. Họ như chim vỡ tổ, không ai định hướng
việc làm cho họ”, bà Nguyễn Thị Phú, chủ lò gạch ở xã Khánh Bình, huyện
Tân Uyên – Bình Dương nói.
PV ghi lại khoảnh khắc lao động cuối cùng và những nỗi niềm của công
nhân tại các lò gạch này. Trong đó có cả những trẻ em là con của các
công nhân hoặc đang làm thuê ở đây. Ngày mai là Tết trung thu nhưng ngày
mai đối với chúng chưa chắc là ngày vui.
Nữ
công nhân lò gạch quê Sóc Trăng khóc vì lò gạch sắp đập mà mình chưa
tìm ra công việc mới, không biết lấy gì nuôi con. Chị kể ngoài đứa con 1
tuổi, vợ chồng chị còn có đứa con 4 tuổi gửi ở quê.
Lấy củi đốt lò lần cuối tại lò gạch của bà Thoa tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên – Bình Dương
Xếp gạch vào lò nung
Rồi đây hình ảnh những cột khói bốc lên đen trời chỉ còn trong dĩ vãng
Những
viên gạch đỏ “sinh” ra từ những lò gạch thủ công rồi sẽ được thay thế
bằng những viên gạch được nung bằng công nghệ hiện đại hơn
Nguyễn,
14 tuổi, quê Sóc Trăng, nói: “Em lên Bình Dương bốc xếp gạch từ năm 8
tuổi. Một chữ bẻ đôi em cũng không biết thì biết làm việc gì khác đây?”
Người
phụ nữ này cho biết vợ chồng chị kiếm được khoảng 4 triệu mỗi tháng. Lò
gạch sắp đập, chị lại sắp sinh đứa con thứ 2, không biết lấy gì mà sống
qua ngày.
Tài
(4 tuổi, con một nữ công nhân xếp gạch) cũng buồn khi nghe mẹ mình nói
với chúng tôi là cả nhà sắp đói vì mất việc. Hằng ngày Tài sống cùng bố
mẹ trong những căn nhà trọ tuềnh toàng sát lò gạch.
Tiểu,
8 tuổi, không học hành, mấy năm qua em theo bố lên Bình Dương làm tại
lò gạch. Em kể ước mơ lớn nhất của mình là được ngồi lái xe tải chở gạch
cho người ta xây nhà
Những
khuôn mặt trẻ thơ sinh ra bên lò gạch cũ là khuôn hình ám ảnh chúng tôi
nhất. Chúng là “tác phẩm” của những mối tình chớp nhoáng của những công
nhân làm gạch. (Ảnh chụp qua lỗ viên gạch)
Ngày mai những miệng lò sẽ nguội lạnh, những lao động nghèo sẽ ra đi.
Mong cho họ tìm được việc làm tốt để cuộc sống tươi sáng hơn
Theo Như Phú (Người Lao Động)